
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và trí tuệ con người đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vậy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ là gì? Mời các bạn hãy cùng GUNGI BABY tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh với sự tham gia của 11.000 trẻ em, những trẻ ngủ không theo thời gian biểu từ khi sinh đến năm 3 tuổi kỹ năng đọc, toán học và nhận thức không gian chậm hơn những đứa trẻ có thời gian ngủ nghỉ khoa học.
Qua đây có thể thấy, 3 năm đầu đời là thời gian đặc biệt có liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu khác của Canada trên Tạp chí Giấc ngủ năm 2008 cũng đã chỉ ra những trẻ em dưới 3 tuổi ngủ ít hơn 10 tiếng mỗi ngày thường gặp vấn đề về ngôn ngữ và có nguy cơ mắc các bệnh tăng động.
Việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc trong những năm tháng đầu đời sẽ khiến trẻ dễ cáu gắt, quấy khóc, khả năng tập trung kém, trí não phát triển chậm hơn so với bình thường. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormon tăng trưởng gấp 4 lần khi thức. Và đặc biệt hormon này sản sinh nhiều trong khoảng thời gian từ 22h đến 1h đêm. Vậy nên nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Khi ngủ cũng là lúc não bộ nạp năng lượng.
Một giấc ngủ sâu, đủ giấc sẽ giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng tập trung. Ngoài ra ngủ đủ giấc còn giúp nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Đây là lý do ba mẹ cần lưu tâm, không nên nuông chiều trẻ. Hãy luyện tập cho con thói quen sinh hoạt khoa học, ăn ngủ điều độ.
Nhu cầu về giấc ngủ theo từng độ tuổi của trẻ
- Trẻ sơ sinh 1- 4 tuần tuổi: Trung bình từ 16-18 giờ/mỗi ngày, ngủ cả ban ngày và ban đều giấc ngủ kéo dài từ 2-3 tiếng. Thường bé chỉ dậy để bú mẹ khi đói.
- Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Thời gian ngủ ít hơn từ 14-15 tiếng/ngày. Giấc ngủ kéo dài từ 4-6 tiếng, trẻ bắt đầu ngủ nhiều vào buổi tối.
- Trẻ từ 4 tháng tới 1 năm tuổi: Trẻ ngủ khoảng 14h/ ngày, ngủ đêm nhiều hơn ngày, ngủ sáng ít và thường sẽ ngủ trưa từ 2-3 tiếng. Đây là khoảng thời gian quan trọng để ba mẹ luyện tập thói quen ngủ lành mạnh cho bé.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Ngủ trung bình từ 10 – 12 giờ mỗi ngày. Bé bắt đầu hình thành thói quen ngủ trưa và ngủ tối. Tuy nhiên ba mẹ nên rút ngắn thời gian ngủ trưa của trẻ lại.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Trẻ cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Buổi tối bắt đầu ngủ lúc 9 giờ và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.
Giải pháp giúp bé ngủ sâu, ngon giấc
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên tỉnh giấc và khóc trong đêm các ba mẹ cần lưu ý. Trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi nếu thường xuyên thức, quấy khóc đêm thì phần lớn là do bé khóc dạ đề. Các mẹ hãy dỗ dành, cho bé ti, ôm ấp bé vào lòng để bé dễ chịu hơn, dễ đi vào giấc ngủ.
Nếu hàng ngày bé vẫn ngủ bình thường tuy nhiên có vài đêm bé bỗng nhiên thức giấc, quấy khóc, không thể dỗ dành, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì bé có thể đang khó chịu trong người, đau bụng, sốt, mọc răng…
Nếu bé thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, ngủ không ngon giấc khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, ba mẹ có thể áp dụng 1 trong số những biện pháp sau để giúp bé ngủ ngoan hơn.
- Cung cấp đẩy đủ dinh dưỡng cho bé vì việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ. Hãy bổ sung vitamin B6, canxi, magie để hỗ trợ bé ngủ tốt hơn.
- Tắt hết đèn buổi đêm để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Tạo không gian phòng ngủ lý tưởng, yên tĩnh.
- Massage, xoa lưng, xoa đầu, hát ru mỗi tối để bé nhận thức được việc đến giờ đi ngủ.
- Không cho bé ăn quá no vào buổi tối.
Hát ru giúp bé ngủ ngon hơn
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ là điều chúng ta không thể phủ nhận. Ba mẹ hãy lưu ý để giúp bé yêu có giấc ngủ ngon mỗi ngày,đảm bảo cơ thể và trí não phát triển toàn diện nhé.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: