
Tại sao bé sơ sinh lại khó ngủ?
Bé sơ sinh khó đêm là vì bố mẹ đã bỏ qua tín hiệu buồn ngủ của bé và con cảm thấy quá mệt để ngủ một giấc dễ chịu. Những lần khác bé khó ngủ vì không đủ mệt. Dấu hiệu là bé tỉnh táo và muốn thức thêm trong khi đã tới giờ ngủ rồi.
Lý do khác khiến bé khó ngủ là nơi ngủ của bé không thoải mái và dễ chịu. Mẹ có thể chưa chú ý đến không gian ngủ của con và sự nhạy cảm của con với môi trường mới này.
Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn mà mẹ bỉm sữa thử nhiều cách giúp bé ngủ và nhưng không hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi
11 lời khuyên cho bé sơ sinh dễ ngủ
Cho bé sơ sinh ngủ sớm hơn
Nhiều mẹ đã từng nghĩ rằng bé sơ sinh dễ ngủ hơn khi thức lâu trong thời gian dài. Nhưng cuối cùng điều này lại khiến bé mệt và cáu kỉnh hơn vào giờ ngủ.
Vì vậy đi ngủ đúng giờ và giới hạn thời thời gian thức sẽ giúp bé sơ sinh dễ ngủ hơn. Giấc ngủ ngon này của bé sẽ giúp bé sơ sinh dễ ngủ trong giấc tiếp theo.
Cho bé ăn no trước khi ngủ
Mãi sau này tôi mới nhận ra là bé sơ sinh khóc chủ yếu là vì đói. Một thói quen và một lịch trình cho bé sơ sinh thật hoàn hảo nhưng các bé sẽ không làm theo đâu.
Vì vậy hãy cho bé ăn vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, chứ không phải là một giờ cố định nào đó.
Nếu bé sơ sinh vẫn chưa chịu ngủ sau khi ăn thì hãy đảm bảo giữ bé thức trong quá trình bú sữa. Thay đổi tư thế cho bé bú và lắng nghe âm thanh bé nuốt sữa để biết rằng bé đang ăn thực sự.
Quấn bé sơ sinh
Trong giai đoạn này, bé sơ sinh vẫn đang thích nghi với môi trường mới. Vì môi trường mới khác hoàn toàn với sự ấm áp trong bụng mẹ. Quấn bé mang lại cảm giác như được nằm trong bụng mẹ, bé sơ sinh dễ ngủ hơn trong sự thân thuộc này.
Nếu bé sơ sinh không chịu quả cả 2 tay, hãy thử quấn bé nhưng vẫn chừa ra một hoặc hai cánh tay ra ngoài. Bên cạnh đó, khi tay không được quấn lại thì bé có thể mút tay để tự trấn bản thân.
Cho bé sơ sinh ngậm ti giả
Mặc dù ti giả giúp bé sơ sinh dễ ngủ nhưng nó có thể tuột ra khỏi miệng bé bất cứ khi nào. Mà bé thì lại không thể tìm ra và đưa lại vào miệng mình.
Vì vậy cha mẹ hãy thử đưa ti giả lại vào miệng khi bé bắt đầu cựa quậy. Khuyến khích bé mút tiếp và ti giả vẫn ở trong miệng bé.
Địu em bé
Khi cánh tay của bạn không thể giữ bé lâu hơn thì sử dụng địu vải có thể trở thành một cách hiệu quả tiếp theo sau đó.
Bé sơ sinh dễ ngủ khi được nằm trong không gian ấm áp như trong bụng mẹ hoặc ở gần sát bên mẹ. Địu em bé là một cơ hội cho bé gần kề bên bạn và cánh tay bạn được thoải mái hơn.
Thể hiện sự bình tĩnh trước bé
Tôi thường mất kiên nhẫn, bối rối và lo lắng khi bé sơ sinh khó ngủ đêm. Nhưng tôi lại thể hiện những sự lo lắng trong khi đang giúp bé sơ sinh dễ ngủ. Điều này lại khiến bé lo lắng theo tôi và không dễ chịu để ngủ.
Thay vào đó, tôi giữ bình tình để giúp bé sơ sinh dễ ngủ hơn. Nói chuyện nhỏ nhẹ và vuốt bé nhẹ nhàng để bé bình tĩnh lại trước giấc ngủ đêm. Bé sơ sinh sẽ cảm nhận được năng lượng của chúng ta trong thời điểm đó.
Tắt đèn trong phòng ngủ của bé
Giữ cho căn phòng sáng sủa chỉ khiến bé khó ngủ hơn vào ban đêm. Thay vào đó, hãy tắt đèn và treo rèm cửa tối màu để chặn nhiều ánh sáng mặt trời hơn từ cửa sổ. Căn phòng tối sẽ gửi tín hiệu rằng bé đã đến lúc ngủ.
Mở tiếng ồn trắng trong giấc ngủ
Những âm thanh như tiếng đóng tủ hoặc tiếng mở cửa có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc.
Vậy thì hãy sử dụng tiếng ồn trắng hoặc âm thanh liên tục nào đó ngăn những tiếng động đột ngột khiến bé giật mình. Bạn có thể sử dụng máy nghe tiếng ồn trắng, quạt, lò sưởi hoặc ứng dụng điện thoại để phát tiếng ồn trắng liên tục.
Sử dụng nôi đưa
Khi bạn không thể ôm bé lâu hơn được nữa thì có thể cân nhắc đặt bé nằm xuống nôi đưa. Nhưng vẫn cần tuân theo những quy tắc sử dụng nôi đưa.
Ví dụ, không để bé nằm trong nôi đưa quá lâu hoặc không có người giám sát. Đảm bảo thắt dây an toàn cho bé và làm theo lời khuyên an toàn sử dụng.
Tắm nước ấm cho trẻ sơ sinh dễ ngủ
Tắm nước ấm cho bé sơ sinh được thư giãn và nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ. Bạn có thể khó loại bỏ thói quen ẵm ru bé ngủ trong tay nhưng tắm bé vẫn luôn là hoạt động bạn cần làm cho bé.
Bé sơ sinh có thể đã quen với việc ngủ sau khi tắm nên con tự động chìm vào giấc ngủ ngay sau đó. Tắm cho bé nhẹ nhàng nhất có thể và giảm bớt ánh sáng trong phòng tắm để bé thực sự thư giãn.
Thiết lập thói quen cho bé sơ sinh
Bé sơ sinh phát triển và lớn lên dựa theo thói quen ngay từ đầu tiên. Nhưng không có nghĩa là bạn khắt khe với thời gian sinh hoạt của bé. Thay vào đó là thực hiện những việc giống nhau theo cùng một trình tự và mỗi ngày đều không thay đổi.
Ví dụ sau khi thức dậy, bạn thay tã cho bé trước khi cho bé bú. Sau đó cho bé chơi một chút và đặt bé xuống ngủ giấc ngủ ngày. Thời gian xảy ra không quan trọng, quan trọng là thứ tự của những hoạt động trên.
Bằng cách đó bé bắt đầu mong đợi những điều nhất định xảy ra. Giấc ngủ luôn đến sau giờ chơi của con, khiến bé sơ sinh dễ ngủ.
Tóm lại 11 lời khuyên cho bé sơ sinh dễ ngủ
Tôi hiểu rằng mẹ bỉm sữa luôn trong cảm giác bất an khi bé sơ sinh khó ngủ đêm. Không có gì đảm bảo cho tất cả giấc ngủ của bé đều dễ chịu nhưng sau đây vẫn có 11 lời khuyên cho bạn để thử hằng ngày và chờ đợi kết quả.
Bạn có thể thử từ những lời khuyên quan trọng như cho bé ngủ sớm hơn, cho bé ăn trước giờ ngủ, quấn bé và thiết lập thói quen sinh hoạt cho bé. Cho đến nỗ lực áp dụng những mẹo tưởng chừng như không cần thiết nhưng lại có thể thay đổi giấc ngủ của bé như cho bé ngậm ti giả, tắt ánh đèn quá sáng trong phòng ngủ và bình tĩnh khi dỗ bé ngủ đêm.
Giai đoạn sơ sinh sẽ qua đi, mọi thứ sẽ không thể hoàn hảo được. Vậy nên cha mẹ hãy cứ thử nhiều cách khác nhau và tận hưởng quá trình làm cha mẹ mỗi ngày.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: